Mới đây, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI), do ông Kohei Watanabe, Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh tế Mê Kông – Nhật Bản đã sang thăm và làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Nhân dịp này hai bên cũng đã tổ chức Cuộc họp lần thứ nhất giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Chuyến thăm không chỉ làm sâu sắc thêm mối quan hệ bang giao giữa hai nhà nước mà còn là dịp để hai bên tìm hiểu, hỗ trợ, tìm cơ hội cho nhau trong lĩnh vực phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Đang xem: Jcci là gì
Theo ông Kohei Watanabe, Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh tế Mê Kông – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản đang có những cơ hội hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dịch hướng đầu tư của mình sang các quốc gia mới, trong đó Việt Nam là một điểm đến đầy tiềm năng. Điều này là tiền đề rất quan trọng để hai bên có thể củng cố xây dựng mối quan hệ kinh tế – văn hóa và thương mại mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Về khung pháp lý hiện hai quốc gia đã có chương trình hợp tác Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, đây chính là cầu nối giúp các doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều cơ hội đầu tư ở Việt Nam hơn ở các lĩnh vực ưu tiên như thương mại, điện tử, phần mềm, tài chính – ngân hàng, truyền thông, chế tạo, sản xuất linh kiện – phụ tùng, khai khoáng, xây dựng, vận tải, công nghiệp….
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam – ông Bùi Quang Vinh cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký kết Biên bản ghi nhớ về xúc tiến đầu tư với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) được hơn 1 năm. JCCI là một tổ chức kinh tế có quy mô lớn với số lượng thành viên lên đến 1,3 triệu, chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản. Ngoài ra, để đẩy mạnh hơn hoạt động hợp tác kinh tế đầu tư, thương mại với các nước ASEAN nằm trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kong nói chung và Việt Nam nói riêng, tháng 4/2013, Ủy ban hợp tác kinh tế Mê Kong – Nhật Bản đã được thành lập với số lượng gần 200 doanh nghiệp thành viên. Đây chính là những doanh nghiệp được lựa chọn dự kiến trong thời gian tới sẽ đầu tư kinh doanh tại khu vực.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện Nhật Bản là quốc gia viện trợ phát triển chính thức ODA hàng đầu cho Việt Nam và là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Hiện số vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đã đạt trên 33 tỷ đôla Mỹ, đứng thứ nhất trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Từ đầu năm đến tháng 10/2013, đầu tư vào Việt Nam từ Nhật Bản đạt xấp xỉ 4,9 tỷ đôla Mỹ (trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm tới 96%), đạt 25% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam đánh giá cao tiềm năng cũng như chất lượng của các dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản và mong muốn trong thời gian tới không chỉ các tập đoàn lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Xem thêm: Equipment Qualification (Iq/ Oq Là Gì ? Validation Là Gì
Ông Hoàng cũng thông báo cho phía Nhật Bản biết về chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030 với mục đích của chiến lược là ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp chiến lược nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng trưởng năng suất lao động và tạo dựng năng lượng cạnh tranh quốc tế: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Trưởng phòng chiến lược và chính sách hội nhập, Viện Chiến lược chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 300 doanh nghiệp ô tô. Trước năm 2007, số lượng và doanh số bán hàng ô tô có tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Giai đoạn 2007 đến 2009, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam dần chậm lại do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, tính chung 10 tháng năm 2013, số lượng sản xuất và doanh số bán hành của ngành công nghiệp này bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Xe tải và xe con dưới 5 chỗ có doanh số cao nhất. Hai nhãn ô tô Toyota và Trường Hải chiếm thị phần lớn nhất ở Việt Nam.
Bà Thúy cũng cho biết, Bộ Công thương đang tiến hành xem xét cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu, quy định tỷ lệ nội địa hóa, xây dựng nguồn nhân lực… để thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2021, tầm nhìn 2030.
Xem thêm: Cors With Jquery – How To Make A Cross
Ghi nhận những thắc mắc, đóng góp của đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản, ông Đỗ Nhất Hoàng chia sẻ sẽ cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với phía Nhật Bản trong thời gian sớm nhất sẽ có các giải pháp tháo gỡ về các vấn đề cụ thể như: giải đáp, hướng dẫn một số đề xuất trong vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính, chủ trương hạn chế nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, áp dụng hải quan điện tử…